Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt nên biết

Các thủ thuật trong xoa bóp bấm huyệt có 19 kỹ thuật cơ bản được chia thành 4 nhóm: thủ thuật trên da, thủ thuật trên tác động vào cơ, thủ thuật tác động lên huyệt, các thủ thuật tác động lên khớp. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe của mình và  của những người thân yêu, người thân trong gia đình. Một phương pháp tự chữa bệnh rất đơn giản và hiệu quả đó là xoa bóp bấm huyệt tại nhà vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Các thủ thuật tác động lên da

19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt

Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đã được sử dụng từ lâu đời và vận dụng kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Xoa bóp bấm huyệt có thể  điều trị nhiều bệnh như cơ xương khớp, thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp… 

Thủ thuật tác động trên da được kể đến như:

 Xát: Các thầy thầy thuốc sẽ xoa bóp trực tiếp trên da của bệnh nhân theo chiều lên, xuống, phải, trái bằng cách sử dụng mô của lòng bàn tay, ngón út hoặc ngón cái. Bàn tay của thầy thuốc sẽ di chuyển trên da của bệnh nhân, đôi khi phải dùng dầu hoặc bột tan để bôi trơn da. Có thể xát mọi nơi trên cơ thể người bệnh. 

 Tác dụng: Thông kinh lạc, mềm gân cốt, ích khí giảm đau, tiêu sưng, giảm đau.

Xoa: Thầy thuốc sẽ dùng vân ngón tay, lòng bàn tay hoặc mô của ngón tay út, ngón cái xoa lên da chỗ đau, tay thầy thuốc di chuyển trên da bệnh nhân. Đây là một thủ thuật nhẹ nhàng thường được áp dụng cho vùng bụng hoặc nơi bị sưng và tấy đỏ. 

Tác dụng: hòa trung khí (tiêu hóa), bổ khí huyết, tiêu sưng, giảm đau. 

Nếu bạn bị đau cổ, lưng, đầu gối,… Bạn có thể  đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền để xoa bóp bấm huyệt nhằm hạn chế tối đa các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Miết: Thầy thuốc dùng vân ngón tay cái, miết chặt vào da người bệnh và miết theo hướng lên, xuống, sang phải và sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh.

Tác dụng: khai khiếu, an thần,hạ quả,làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu hoá.

Phân:Thầy thuốc dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay, từ cùng một chỗ rẽ ra hai bên da bệnh nhân theo hướng ngược nhau. Phương pháp này áp dụng để điều trị bệnh ở đầu, mặt, ngực, lưng.

Tác dụng: hành khí, tán huyết, trấn tĩnh, giáng hoả

Hợp: Sử dụng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau trên da bệnh nhân. Các ngón tay đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc vận động như ở thủ thuật phân. Thủ thuật này dùng ở bụng, lưng, ngực.

Tác dụng:: Có thể hạ hỏa, ích khí cố kết, thúc đẩy tiêu hóa.

Véo: Sử dụng ngón tay cái, ngón tay trở hoặc đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của bệnh nhân luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.

Tác dụng: bình can giáng hoả, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.

Phát: Bàn tay thầy thuốc hơi khum khum hình vòm, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau, phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay phát. Thường phát ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng

Tác dụng: đả thông kinh mạch, làm mềm cơ, giảm căng thẳng.

2. Các thủ thuật tác động lên cơ

19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt

Thủ thuật tác động trên cơ được kể đến như:

 Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái để day. Dùng sức ấn nhẹ xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Động tác này thường làm chậm, còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tùy tình hình bệnh lý của người bệnh. Đây là thủ thuật mềm mại, hay làm ở nơi có nhiều cơ (khối cơ dày).

Tác dụng: tiêu sưng, giảm  đau,  thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa.

Đấm: Thầy thuốc nắm tay lại, dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh; thường đấm ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi .

Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.

Bóp: Dùng hai bàn tay hoặc các ngón tay để bóp vào các huyệt, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp. không nên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ, sẽ gây đau. Thường bóp ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi.

Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc

Chặt: Thầy thuốc duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp bệnh. Thường chặt ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.

Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong cách un chết

Lăn: Dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân. Thường lăn ở nhiều nơi (những nơi đau).

Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết. Do đó giảm đau và khớp vận động được dễ dàng. Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.

Vờn: Hai bàn tay thầy thuốc hơi cong, bao lấy một vị trí rồi chuyển động ngược chiều, kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng; vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Thường vờn ở tay, chân, vai, lưng, sườn.

Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hoà khí huyết.

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt đơn giản, dễ thực hiện, dễ phổ biến, không phụ thuộc vào máy móc và thuốc, được ứng dụng  rộng rãi. Xoa bóp bấm huyệt có khả năng điều trị nhiều bệnh cấp tính và đôi khi đạt hiệu quả nhanh chóng. Sử dụng bấm huyệt để điều trị một số bệnh mãn tính tương đối an toàn và làm giảm các triệu chứng. Xoa bóp có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh  tương đối tốt và là phương pháp rất phù hợp để chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng. Lựa chọn và thực hiện các thủ thuật xoa bóp bấm nguyệt trên tùy theo bệnh lý và vị trí của bệnh.

Cùng xem:  viên uống collagen nào hot 2023? ,  Bị bệnh gì không uống collagen?

Nguồn: https://beautysmile.vn/